SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT EPR ĐẾN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

EPR

Luật ERP, chính sách được xem là nền tảng để xây dựng một ngành công nghiệp tái chế hiện đại tích hợp và tập trung vào việc sắp xếp các nguồn thải vào các cơ sở tái chế thân thiện với môi trường, đã trở thành vị trợ thủ đắc lực góp phần vào quá trình xử lý chất thải và đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn. Luật này được dự kiến sẽ có một lộ trình phát triển toàn diện hơn trong tương lai nhằm mục đích xây dựng ngành công nghiệp tái chế ngày càng “xanh” hơn.

LUẬT EPR LÀ GÌ?

extended producers responsibility

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một chính sách môi trường, qua đó các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về môi trường mà hoạt động sản xuất của họ sẽ gây ra trong suốt chuỗi cung ứng, tuân theo chiến lược được gọi là nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền”. Thông qua quy định này, người sản xuất có trách nhiệm quản lý sản phẩm trong quá trình quản lý chất thải, bao gồm thu gom rác thải; phân loại, tháo dỡ, khử nhiễm, tái sử dụng, tái chế hoặc thải bỏ, v.v.

Chính sách EPR góp phần vào việc:

  • Chia sẻ gánh nặng tài chính và một phần trách nhiệm quản lý chất thải từ chính quyền địa phương và người nộp thuế sang cho các Nhà sản xuất.
  • Động lực thúc đẩy nhà sản xuất cải tiến quy trình sản xuất theo hướng tiết kiệm nguyên liệu, chủ động giảm sử dụng nguyên liệu độc hại và khó tái chế, lên kế hoạch cải biến thiết kế sản xuất để thuận tiện cho giai đoạn thu gom và xử lý.
  • Sản sinh cơ hội kinh tế mới qua các giai đoạn khác nhau của dòng đời sản phẩm, đặc biệt với ngành công nghiệp và dịch vụ môi trường trong quản lý và xử lý chất thải.
  • Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn – hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.
industry

SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA EPR ĐẾN CÁC NHÓM NGÀNH

Hiện có 6 nhóm hàng hóa được dự kiến sẽ là mục tiêu của cơ chế EPR, bao gồm pin và ắc quy, điện và điện tử, săm lốp, dầu nhớt, ô tô, xe máy và bao bì. Đi cùng với việc đóng gói dưới hiệu lực của luật mới này, ba ngành công nghiệp lớn của Việt Nam là Xuất nhập khẩu, Hóa chất và Xây dựng chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi sự thay đổi mới này.

Ngành Xây Dựng

construction

Bất luận những rủi ro lớn của rác thải nhựa lên môi trường, Ngành Xây Dựng vẫn phụ thuộc vào bao bì nhựa xuyên suốt chuỗi cung ứng. Điều này khá dễ hiểu vì nhựa có giá thành rẻ, nhẹ, chịu nước và trơ về mặt hóa học nên nó trở thành nguồn tài nguyên lý tưởng cho nhiều ngành công nghiệp. Hơn nữa, mỗi dự án xây dựng hoàn thành đều được báo cáo thải ra một lượng lớn chất thải rắn. Mọi người có thể dễ dàng nhận ra những đống gạch hay rác thải vương vãi khắp đường phố lân cận khu vực xây dựng. Các điểm trung chuyển chất thải rắn thông thường luôn trong tình trạng quá tải và chưa có biện pháp xử lý cặn cẽ, dẫn đến việc người dân có xu hướng “đổ trộm” chất thải ra môi trường. Điều này có thể trở thành một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp xây dựng khi luật EPR có tiềm năng được mở rộng ra các ngành khác trong tương lai.

Ngành Hóa Chất

chemical

Ngành công nghiệp hóa chất cũng được cho là gặp phải vấn đề tương tự như Ngành Xây Dựng. Chai và bao bì thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp phát sinh ngày càng nhiều với những chủng loại khác nhau và có thể gây tác hại to lớn đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Ngoài ra, hóa chất tồn đọng trên chai lọ, bao bì có thể tồn tại lâu trong môi trường và rất khó phân hủy. Dù cấp tỉnh và người dân đã chung tay thu gom, xử lý nhưng lượng rác thải lớn đến khó tin đã chứng tỏ là gánh nặng đối với họ. Tuy nhiên, với luật môi trường EPR mới được triển khai, các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất sẽ phải bắt tay vào cuộc để chia sẻ gánh nặng này với người dân, tránh gây nguy hại đến môi trường hơn nữa.

Ngành Xuất Nhập Khẩu

trading

Đối với ngành Xuất nhập khẩu, rất nhiều nhà sản xuất / cá nhân đã và đang sản xuất, xuất nhập khẩu, tái xuất các sản phẩm, vật liệu đóng gói độc hại, không thể tái chế và về lâu dài sẽ gây ô nhiễm môi trường. Các tổ chức / cá nhân đó phải nộp phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để giải quyết quá trình tái chế hoặc đưa ra kế hoạch tái chế chi tiết cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động tái chế.

Các nhà sản xuất nhập khẩu các sản phẩm và bao bì có thể tái chế để bán ở các quốc gia khác có trách nhiệm tái chế một số sản phẩm và vật liệu đóng gói nhất định tùy thuộc vào luật pháp và chính sách của các quốc gia đó. Một số sản phẩm và vật liệu đóng gói xuất khẩu vào Việt Nam theo chính sách tái chế có thể là sản phẩm điện hoặc điện tử, pin, dầu máy, săm lốp, xe và máy xây dựng, bao bì, v.v. Tuy nhiên, điều cần thiết là các nhà sản xuất đó phải tái chế và cân nhắc tiết kiệm nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường trong thiết kế sản xuất, xử lý và tiêu hủy chất thải.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, EPR chưa được triển khai một cách hiệu quả ở Việt Nam. Các doanh nghiệp thực hiện quy định này một cách cứng nhắc, mang tính đối phó mà không có bất cứ hình thức khuyến khích nào. Các điều luật được triển khai tuy có những kết quả nhất định, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng hiệu quả không duy trì lâu dài. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là quy định chưa rõ ràng về trách nhiệm bắt buộc của các doanh nghiệp trong việc đóng góp kinh phí để thu hồi, xử lý sản phẩm đã qua sử dụng và chưa có cơ chế hiệu quả rõ ràng để thực hiện. Chính phủ Việt Nam cần đưa ra một sự đồng bộ về chính sách; phát triển phương pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và đẩy mạnh việc xây dựng, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng thu gom, tái chế để tối ưu hóa điều luật EPR tại Việt Nam.

Kết nối với Axis Research để được cập nhật các tin tức mới nhất về các thị trường ngành hàng khác nhau và sự thích nghi liên tục của các thị trường với những thay đổi liên quan tới luật môi trường. Bạn có thể truy cập bộ sưu tập đa dạng các báo cáo thị trường thứ cấp của Axis Research từ nền tảng kỹ thuật số MKMC của chúng tôi để khám phá thêm thông tin và các tin tức mới nhất về các ngành khác nhau tại Việt Nam. Nếu bạn đang cần nghiên cứu thị trường tùy chỉnh để tìm hiểu sâu hơn về sự cộng sinh của ngành và công ty của bạn, hãy xem các dịch vụ của Axis Research. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận bản dùng thử miễn phí.

Share This Post:

admin